Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

đại gia chứng khoán xin lỗi cổ đông trước giờ giải thể

Đại gia chứng khoán xin lỗi cổ đông trước giờ giải thể

Trước thềm đại hội cổ đông cuối cùng chiều nay, Chủ tịch Công ty Chứng khoán Âu Việt Đoàn Đức Vịnh chia sẻ với VnExpress sự nuối tiếc cũng như bài học đau đớn rút ra sau 7 năm gắn bó với nghiệp chứng khoán.
> Đại gia chứng khoán giải tán công ty
> AVS: Đền bù lãnh đạo 6 tháng lương sau giải thể

Ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch Chứng khoán Âu Việt.
Ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch Chứng khoán Âu Việt.

- Tâm trạng của ông trước đại hội cổ đông chiều nay thế nào?

- Chứng khoán đã gắn bó với tôi suốt 7 năm trời trong công việc kinh doanh, đời thường, ngôn từ và hành vi cuộc sống. Đưa ra quyết định giải thể Chứng khoán Âu Việt là do các cổ đông lớn, Hội đồng quản trị chúng tôi đã suy nghĩ kỹ, đã quyết và không có đường trở lại. Việc kinh doanh của cá nhân tôi và các thành viên Hội đồng quản trị vẫn còn nhiều liên đới tới chứng khoán. Có cơ hội đầu tư thì sẵn sàng vào cuộc, đó là niềm đam mê của mọi nhà đầu tư.

- Quá trình giải thể hiện được thực hiện đến đâu thưa ông ?

- Lập công ty chứng khoán khó một, đóng cửa công ty lại khó gấp 1.000 lần. Tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của nhà đầu tư phàn nàn về việc chậm trễ tiến hành giải thể, khiến họ lo sợ không thu hồi xong vốn. Thực tế chúng tôi phải thực hiện rất nhiều công đoạn mới giải thể được, chẳng hạn tất toán tài khoản, giải quyết công nợ, thanh lý tài sản, hợp đồng tư vấn và quản lý sổ cổ đông, quyết toán thuế, chưa kể còn phải đóng gói hồ sơ lưu trữ 15 năm. Những việc này hoàn tất xong mới tính đến chuyện chia tài sản.

Tôi xin phép thay mặt công ty gửi lời xin lỗi tới cổ đông vì không làm tròn bổn phận chủ tịch của một công ty chứng khoán. Để công ty thua lỗ nhiều năm, kinh doanh không hiệu quả, nhưng trong bài toán khó này, lời giải của chúng tôi là giải thể càng sớm càng tốt, chắc là đáp số ngắn nhất.

- Sau giải thể công ty, quyền lợi của cổ đông sẽ được giải quyết ra sao?

- Công ty còn khoảng 1.000 cổ đông, trong đó 30 người nằm trong Hội đồng quản trị và nhân viên, chiếm 90% cổ phần. Gần 900 cổ đông nhỏ lẻ ở khắp miền của đất nước, chủ yếu ở Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, và các tỉnh phía Bắc, chiếm chưa tới 10% cổ phiếu niêm yết, mỗi cổ đông nắm giữ vài trăm cổ phiếu.

Chúng tôi đã gửi thư, email, đăng website công ty, gọi điện thoại và thông qua các cơ quan truyền thông về việc ngày 20/3/2013 tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2013 có một số nội dung đặc biệt quan trọng như hủy niêm yết cổ phiếu và tiến tới giải thể công ty. Rất nhiều cổ đông phần vì giữ ít cổ phiếu, phần vì nay đã từ giã sân chơi chứng khoán đi làm công việc khác, quên mất mình là cổ đông của Chứng khoán Âu Việt. Mọi quyền lợi của cổ đông vẫn được giải quyết theo trình tự mà đại hội sắp tới vạch ra.

- Vậy còn nhân viên công ty, họ sẽ làm gì sau khi Âu Việt giải thể?

- Từ năm 2010, Chứng khoán Âu Việt đã định hướng sẽ thu gọn hoạt động kinh doanh cho tới thời điểm đại hội cổ đông 2013. Công ty đưa ra quyết định tổ chức đại hội xin ý kiến hủy niêm yết trên sàn Hà Nội và tiến tới giải thể doanh nghiệp.

Từ lúc công ty có gần 120 nhân sự cho tới thời điểm này còn trên 10 nhân sự, chủ yếu tập trung ở mảng tự doanh và kế toán. Các quyền lợi cho nhân viên đều được giải quyết theo đúng luật lao động, mọi việc diễn ra suôn sẻ không có tranh chấp.

Mỗi nhân viên trước khi nghỉ việc tại Chứng khoán Âu Việt hầu như đã được sắp xếp làm việc ở các đơn vị khác như công ty chứng khoán, ngân hàng và một số doanh nghiệp là đối tác của Âu Việt. Nói chung kẻ đi người ở lại, công ty đã giải thể sau bao năm gắn bó thì sao mà vui được. Tuy nhiên nhân viên Âu Việt cũng không quá buồn vì trong mỗi con người đều có hình ảnh, kỷ niệm của những năm gắn bó với thị trường, với khách hàng, vui có và buồn có. Họ coi Âu Việt là gia đình thứ 2 của mỗi người.

- Với bản thân, ông dự định sẽ làm gì sau khi công ty giải thể?

- Vì quá trình giải thể công ty mới bắt đầu, tôi chưa thể nói sẽ có những dự định gì tiếp theo. Tuy nhiên tài chính và bất động sản vẫn là 2 lĩnh vực tôi gắn bó và sẽ lưu tâm nhiều. Sau Âu Việt, tôi cũng rút ra rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Muốn đầu tư vào lĩnh vực nào trước tiên phải hiểu sâu sắc, phải có chuyên môn, phải có nguồn tài chính vững mạnh và quan trọng nhất là phải biết dừng lòng tham.

Sau 7 năm, tôi thấy rằng để làm được chứng khoán, cần có khả năng phân tích được vĩ mô, vi mô, đưa ra chiến lược đầu tư cho công ty thì cũng phải biết cắt lỗ. Chính vì tham mà không cắt lỗ, dẫn đến nhiều nhà đầu tư cũng chung thuyền như chúng tôi. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, quy mô còn nhỏ so với tiềm năng phát triển nền kinh tế và có những giai đoạn lên -xuống, cơ hội chắc chắn còn rất nhiều cho những ai biết nắm bắt.

Tường Vi

Nguồn: vnexpress.net

tỷ phú hong kong ở nhà đắt nhất thế giới

Tỷ phú Hong Kong ở nhà đắt nhất thế giới

Bất động sản tỷ phú ở đây có giá trung bình 120.811 USD mỗi m2, theo Savills, xếp sau là Tokyo (Nhật Bản) và London (Anh).
>Hong Kong mạnh tay can thiệp thị trường nhà đất
>13 thành phố có giá bất động sản 'cắt cổ'

Theo báo cáo của công ty bất động sản Savills, Hong Kong (Trung Quốc) vẫn là thành phố đắt đỏ nhất thế giới với các tỷ phú muốn mua nhà. Bất động sản tỷ phú ở đây có giá trung bình 120.811 USD mỗi m2, cho một căn nhà 483 m2.

Báo cáo trên tính chỉ số giá nhà của tầng lớp siêu giàu tại 10 thành phố hàng đầu thế giới cuối năm ngoái. Tokyo đứng thứ hai với 83.977 USD một m2 với mỗi căn hộ trung bình 1.486 m2. Đứng ở vị trí thứ ba là London với 58.822 USD cho căn hộ 733 m2. Các thành phố còn lại trong danh sách là Paris, Moscow, New York, Thượng Hải, Singapore, Mumbai và Sydney.

Hong Kong là thành phố có nhà ở xa xỉ nhất cho tỷ phú. Ảnh: CNN
Hong Kong là thành phố có nhà ở xa xỉ nhất cho tỷ phú. Ảnh: CNN

Yolande Barnes, trưởng nhóm nghiên cứu tại Savills cho biết: 'Các tỷ phú hiện hoạt động ở trung tâm cao cấp tại đô thị hơn là bất động sản nghỉ dưỡng ở nông thôn. Đây đang là xu hướng khi họ cần định cư tại thành phố để tiện cho việc kinh doanh'.

Giá nhà xa xỉ ở Hong Kong đã bắt đầu giảm từ khi chính quyền thành phố áp dụng các biện pháp kiềm chế đầu cơ từ tháng 10/2012. Terry Chan, giám đốc khách hàng cấp cao tại Trung tâm môi giới bất động sản Centaline Property Agency cho biết phân khúc xa xỉ đang chịu nhiều áp lực. Ông nhận xét: 'Chúng tôi chẳng có mấy giao dịch lớn, do các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp đều rút khỏi thị trường khi thuế nhà đất tăng lên'.

'Số giao dịch nhà xa xỉ ở vịnh Deep Water đã giảm xuống chỉ còn 10 mỗi tháng, và mỗi giao dịch cũng chỉ loanh quanh 10 triệu - 40 triệu đôla Hong Kong. Trước đó, chúng tôi nhận khoảng 30 - 50 yêu cầu mỗi tháng với trị giá mỗi giao dịch 100 triệu đôla Hong Kong'.

John Siu, giám đốc điều hành hãng bất động sản Cushman & Wakefield tin rằng Hong Kong sẽ tiếp tục thu hút người giàu thế giới đến mua nhà. Siu cho biết: 'Hong Kong có chính trị ổn định, khung pháp lý tốt và môi trường tuyệt vời cho doanh nhân. Vì vậy, chúng tôi sẽ vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh so với các thành phố khác'.

Thùy Linh (theo SCMP)

Nguồn: vnexpress.net

40 cách để tiết kiệm như warren buffett

40 cách để tiết kiệm như Warren Buffett

Thực phẩm

1. Đem cơm từ nhà cho bữa sáng và bữa trưa, thay vì ăn ở ngoài sẽ tiết kiệm được kha khá tiền. Một cách nhanh chóng để chuẩn bị bữa trưa là nấu thêm cơm và thức ăn vào bữa tối hôm trước.

2. Mua thực phẩm, rau củ theo mùa

3. Mua nhiều thực phẩm một lúc để được giá rẻ và sau đó tích trữ trong tủ lạnh dùng dần

4. Không nên đi mua đồ ăn với cái bụng đang đói

5. Nên ăn uống ở nhà thay vì ra ngoài. Chỉ đi nhà hàng vào những dịp đặc biệt

6. Còn khi đi ăn nhà hàng, nên gọi những món mà bạn không thể tự nấu được ở nhà

7. Khi đi ăn kem, chỉ mua một nửa so với lượng nhà hàng đưa ra, vừa để giữ eo vừa tiết kiệm

Đồ uống

Đồ uống

8. Mang cà phê đựng trong bình chứa cà phê pha từ nhà đến cơ quan

9. Khi đi ra ngoài, mang bình nước tự chuẩn bị thay vì mua nước đóng chai có sẵn

10. Khi đi ăn hàng, chỉ uống nước lọc trong bữa ăn

11. Nếu muốn uống rươu, hãy uống ở nhà. Trong nhà hàng, giá một ly rượu có thể ngang ngửa với việc mua một chai đầy bên ngoài

12. Dùng cho đến hết nhẵn các sản phẩm đựng trong tuýp, chai lọ, ví dụ kem kẹo râu, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm

Quần áo

Clothing

13. Nên đợi mua quần áo giảm giá, hoặc mua trên mạng

14. Không bao giờ mua sắm để tiêu khiển. Lên một danh sách những thứ cần trước khi đi siêu thị và chỉ mua đúng những thứ đó

15. Không nên mua một món quần áo nào đó nếu chưa có thứ gì hợp để đi cùng

16. Nên tìm những món đồ có thế mặc được với nhiều phong cách khác nhau

17. Trừ khi bạn cần món gì ngay lập tức, nên mua quần áo không theo mùa. Ví dụ, nên mua đồ bơi khi mùa hè vừa hết hoặc mua áo khoác khi những đợt rét nhất đã qua đi

18. Để thẻ tín dụng ở nhà và mua hàng bằng tiền mặt

Tình yêu, hôn nhân

19. Hẹn hò ở những nơi không bắt phải mua vé

20. Nấu ăn cùng nhau mỗi khi hẹn hò. Cách người ta thể hiện trong bếp có thể nói lên cách họ đối phó trong những lúc cuộc sống thăng trầm.

21. Nên tìm đối tác có thói quen tiêu tiền phù hợp với mình

22. Mua nhẫn đính hôn vào những dịp giảm giá

Con cái

23. Với đứa trẻ mới sinh, nên tận dụng đồ cũ của người thân, bạn bè vì đứa trẻ sẽ lớn rất nhanh. Chi riêng những món đồ an toàn như ghế ngồi xe hơi thì cần mua mới

24. Nên cho trẻ bú mẹ trong năm đầu để tiết kiệm tiền mua sữa công thức

25. Lúc trẻ còn nhỏ dưới 12 tuổi, chỉ cần mua cho trẻ quần áo giảm giá và đồ năm nay có thể mặc tiếp vào năm sau

26. Mua đồ cũ cho trẻ, nhất là những món như quần áo ngoài, áo len

27. Mua đồ chơi và sách trẻ em ở hàng giảm giá

Nhà ở

28. Trông nhiều cây lâu năm trong vườn để tiết kiệm tiền mua cây mới hàng năm

29. Mua đồ nội thất giảm giá

30. Mỗi khi cần sơn hay sửa nhà, nên thuê thợ vào thời điểm họ đang rỗi rãi trong năm để được giảm giá, thay vì thuê vào lúc ai cũng đang sửa nhà

31. Nên gọi thợ sửa đường ống nước đến kiểm tra vào mùa hè, vì họ rất bận rộn trong những tháng lạnh giá cần sưởi ấm vào mùa đông

32. Tránh sắm sửa các thiết bị hay đồ nhà bếp một cách bốc đồng. Nếu mê mẩn thứ gì đó ở cửa hàng, hãy kiềm chế và đi về nhà suy nghĩ có thực sự cần thiết không rồi mới mua sau

33. Hãy cố gắng trả hết nợ nần trong nhà

Du lịch và nghỉ dưỡng

34. Đừng vội lao đến rạp xem một bộ phim trừ khi đã đọc bài nhận xét từ những chuyên gia. Hoặc tiết kiệm hơn là thuê phim về nhà xem

35. Hãy ngừng các hợp đồng thuê bao dài hạn hoặc thẻ thành viên các câu lạc bộ và xem xét liệu bạn có thực sự cần chúng.

36. Thay vì mua sách, nên đến các thư viện địa phương để mượn về đọc

37. Đi nghỉ vào lúc thấp điểm khi giá phòng thường rẻ hơn

38. Hãy tìm khách sạn xa xỉ nhất trong vùng, sau đó vào ở tại một khách sạn rẻ hơn gần đó. Bằng cách này, bạn vừa có thể tận hưởng địa thế đẹp, vừa chỉ phải trả mức phí vừa phải

39. Tự mang đồ ăn thức uống thay vì mua trên máy bay, sân bay hay gọi phục vụ phòng. Nhiều khách sạn có tủ lạnh không tính phí để bạn có thể trữ thức ăn và đồ uống. Nếu không có, hãy đi lấy một xô đá và trữ thức ăn

40. Tự mua rượu thay vì uống ở nhà hàng trong kỳ nghỉ

(Theo Forbes)

Nguồn: vnexpress.net

con trai abramovich đầu tư 46 triệu usd vào dầu mỏ

Con trai Abramovich đầu tư 46 triệu USD vào dầu mỏ

Ở tuổi 19, Arkadiy Abramovich đã sở hữu một quỹ đầu tư, đồng thời lấn sân sang lĩnh vực của cha khi chi 46 triệu USD mua cổ phần một mỏ dầu ở Tây Siberia.
>Cuộc sống xa hoa của tỷ phú Nga Roman Abramovich
>Tỷ phú Nga đấm nhau trên truyền hình

Arkadiy Abramovich là con trai lớn của tỷ phú Nga - Roman Abramovich. Năm nay mới 19 tuổi, nhưng Arkadiy đã sở hữu một quỹ đầu tư có tên ARA Capital và nắm 45% cổ phần kiểm soát tại công ty Zoltav Resources tại London (Anh). Cậu cũng vừa chi 46 triệu USD để mua cổ phần tại một mỏ dầu ở Tây Siberia, thông qua Zoltav.

Mỏ dầu Koltogor thuộc sở hữu của công ty CenGeo Holdings và gần như chưa được khai thác. Đây cũng là khu vực có mỏ dầu lớn nhất của Nga - Samotlor.

Arkadiy và Roman Abramovich trong một trận bóng năm 2011. Ảnh: Guardian
Arkadiy và Roman Abramovich trong một trận bóng năm 2011. Ảnh: Guardian

Zoltav cho biết thương vụ này đánh dấu sự chuyển dịch của họ từ một công ty đầu tư sang hãng khai thác và sản xuất. Chủ tịch Zoltav - Symon Drake-Brockman cho biết: 'Đây là vụ thâu tóm tuyệt vời đầu tiên của Zoltav, cho phép công ty xây dựng đội ngũ lãnh đạo để khai thác trong tương lai. Chúng tôi tin rằng việc này sẽ đem lại giá trị tốt nhất cho các nhà đầu tư và xây dựng nền tảng hạ tầng cho hoạt động sau này'.

Arkadiy đang thực tập tại văn phòng London của một ngân hàng đầu tư Nga. Không chỉ tham gia vào lĩnh vực dầu mỏ, năm 2010, cậu còn liên quan đến thương vụ thâu tóm thất bại câu lạc bộ bóng đá FC Copenhagen của Đan Mạch. Vì vậy, nhiều người cho rằng một ngày nào đó, Arkadiy cũng sẽ tiếp quản vị trí Chủ tịch Chealsea (Anh) của ông bố tỷ phú.

Roman Abramovich hiện là người giàu thứ 107 trên thế giới với số tài sản 10,2 tỷ USD, theo danh sách của Forbes. Tỷ phú này hiện là Chủ tịch Công ty đầu tư Millhouse và Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Chelsea của Anh.

Ngoài Arkadiy, rất nhiều cậu ấm cô chiêu của các tỷ phú Nga khác cũng dấn thân vào kinh doanh từ rất sớm. Kira Plastinina, cô con gái 20 tuổi của tài phiệt sữa Sergei Plastinin, hiện sở hữu rất nhiều cửa hàng thời trang tại Nga. Khi ra Kira mắt thương hiệu riêng năm 2007 ở Moscow, giới truyền thông còn đưa tin Sergei Plastinin đã chi 2 triệu USD để mời nữ hoàng tiệc tùng Paris Hilton tham gia buổi lễ.

Thùy Linh (theo Guardian)

Nguồn: vnexpress.net

ceo disney hưởng lương cao nhất nước mỹ

CEO Disney hưởng lương cao nhất nước Mỹ

Tổng thu nhập của Robert Iger là hơn 37 triệu USD năm ngoái, theo sau là CEO Viacom - Philippe Dauman và eBay - John Donahoe.
>Những CEO lương một đôla nổi tiếng trên thế giới
>CEO lương cao nhất nước Mỹ nhận 131 triệu USD một năm

Điều hành một doanh nghiệp là công việc đầy áp lực. Vì vậy, phần thưởng dành cho các CEO cũng rất tương xứng, đặc biệt khi thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mạnh và các công ty dư thừa tiền mặt. Theo thống kê của USA Today, thu nhập trung bình của các CEO trong danh sách 500 công ty lớn nhất Mỹ đã tăng 9% năm ngoái.

Trong số này, 16 CEO có lương thưởng trên 20 triệu USD và hai người trên 30 triệu USD. Thu nhập của CEO eBay thậm chí còn cao hơn 81% so với năm ngoái.

1. Robert Iger - CEO Walt Disney

Tổng thu nhập năm 2012: 37,1 triệu USD

Giá trị quyền chọn cổ phiếu: 17,3 triệu USD

Thu nhập thay đổi so với 2011: +18%

Lợi nhuận cổ phiếu 2012: 73%

2. Philippe Dauman - CEO Tập đoàn truyền thông Viacom

Tổng thu nhập năm 2012: 33,4 triệu USD

Giá trị quyền chọn cổ phiếu: 18,1 triệu USD

Thu nhập thay đổi so với 2011: - 22%

Lợi nhuận cổ phiếu 2012: 41%

3. John Donahoe - CEO website đấu giá trực tuyến eBay

Tổng thu nhập năm 2012: 29,7 triệu USD

Giá trị quyền chọn cổ phiếu: 25,7 triệu USD

Thu nhập thay đổi so với 2011: + 81%

Lợi nhuận cổ phiếu 2012: 68%

4. Howard Schultz - CEO Starbucks

Tổng thu nhập năm 2012: 28,9 triệu USD

Giá trị quyền chọn cổ phiếu: 24,9 triệu USD

Thu nhập thay đổi so với 2011: +80%

Lợi nhuận cổ phiếu 2012: 38%

5. Stephen Chazen - CEO Hãng dầu khí Occidental Petroleum

Tổng thu nhập năm 2012: 28,52 triệu USD

Giá trị quyền chọn cổ phiếu: 17,79 triệu USD

Thu nhập thay đổi so với 2011: không có số liệu

Lợi nhuận cổ phiếu 2012: -16%

6. Kenneth Chenault - CEO Hãng thẻ tín dụng American Express

Tổng thu nhập năm 2012: 28,01 triệu USD

Giá trị quyền chọn cổ phiếu: 21,02 triệu USD

Thu nhập thay đổi so với 2011: +25%

Lợi nhuận cổ phiếu 2012: 22%

7. Edward Breen - CEO Outgoing Tyco International

Tổng thu nhập năm 2012: 23,9 triệu USD

Giá trị quyền chọn cổ phiếu: 12,2 triệu USD

Thu nhập thay đổi so với 2011: +45%

Lợi nhuận cổ phiếu 2012: 39%

8. Robert Stevens - CEO hãng sản xuất vũ khí Lockheed Martin

Tổng thu nhập năm 2012: 23,84 triệu USD

Giá trị quyền chọn cổ phiếu: 7,2 triệu USD

Thu nhập thay đổi so với 2011: +16%

Lợi nhuận cổ phiếu 2012: 19%

9. Richard Fairbank - CEO Ngân hàng Capital One

Tổng thu nhập năm 2012: 22,6 triệu USD

Giá trị quyền chọn cổ phiếu: 20,32 triệu USD

Thu nhập thay đổi so với 2011: +21%

Lợi nhuận cổ phiếu 2012: 37%

10. Louis Chênevert - CEO hãng thiết bị quân sự United Technologies

Tổng thu nhập năm 2012: 21,79 triệu USD

Giá trị quyền chọn cổ phiếu: 14,83 triệu USD

Thu nhập thay đổi so với 2011: - 5%

Lợi nhuận cổ phiếu 2012: 15%

Thùy Linh (theo USA Today)

Nguồn: vnexpress.net

những ceo lương một đôla nổi tiếng trên thế giới

Những CEO lương một đôla nổi tiếng trên thế giới

Họ là những con người thành đạt và tin rằng mức lương một đôla thể hiện cam kết của họ trong nỗ lực tạo ra các giá trị mới cho cổ đông.
> Sự thật về mức lương 1 USD / Câu lạc bộ tỷ phú 1 USD

Và cũng chỉ mới một đôla đó, họ kỳ vọng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng theo nhờ nỗ lực của mình.

Những CEO đã hoặc đang hưởng mức lương tượng trưng chỉ 1 USD, không giống những đồng nghiệp của họ trong danh sách 500 CEO được trả lương cao nhất thế giới của Forbes. Trong danh sách đó, tổng lương thưởng của tất cả các CEO lên tới 4,5 tỷ USD năm 2010.

Còn các CEO lương thấp này thoạt nhìn thì có vẻ hẩm hiu, nhưng con số một đôla này hoàn toàn không tính đến tất cả cổ phiếu thưởng và các ưu đãi khác. Các công ty được dẫn dắt bởi những CEO trong danh sách này cũng chính là các công ty có cổ phiếu hoạt động tốt nhất trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ một khi lợi ích của các giám đốc điều hành gắn chặt với lợi ích của cổ đông, thì đôi bên đều có lợi.

1. Larry Ellison của Oracle - lương một đôla

Larry Ellison, CEO Oracle.
Larry Ellison, CEO Oracle.

Nếu lên danh sách các đặc điểm của CEO 1 USD, bạn sẽ thấy có khiêm tốn, tiết kiệm và từ thiện. Ellison chính là người tiêu biểu cho đặc điểm thứ ba: ông đã đồng ý cho đến 95% tài sản của mình với mục đích làm từ thiện. Tuy nhiên, xét về khoản tiết kiệm thì có vẻ không đúng lắm khi ông cũng từng sở hữu du thuyền lớn nhất thế giới, ngôi nhà lớn nhất thế giới và thậm chí là cả dàn loa lớn nhất thế giới. Ellison có khối lượng tài sản khổng lồ trị giá 39,5 tỉ USD và là người giàu thứ 5 trên thế giới.

2. Steve Jobs của Apple - lương một đôla

Steve Jobs, CEO Apple.
Steve Jobs, CEO Apple.

Steve Jobs đã biến Apple trở thành công ty hàng đầu trên thị trường và luôn luôn thay đổi thế giới. Trong số các công ty tại Mỹ, thì Apple chỉ đứng sau ExxonMobil về mức vốn hóa thị trường. Kể từ khi quay trở lại công ty năm 1997, Jobs chỉ nhận mức lương một đôla mỗi năm và tạo ra mức hoàn vốn là 8,333% cho các cổ đông.

3. Larry Page và Eric Schmidt của Google - lương một đôla

Larry Page và Eric Schmidt của Google.
Larry Page và Eric Schmidt của Google.

Cả Larry Page và Eric Schmidt - hai nhà đồng sáng lập ra Google chỉ nhận mức thù lao tượng trưng là 1 USD để điều hành cả cỗ máy tìm kiếm khổng lồ. Trước đây, khi còn là giám đốc sản phẩm của Google, Page đã từng nhận mức thưởng khi đi nghỉ là 1.785 USD năm 2010. Và giờ anh có số tài sản trị giá 19,8 tỉ USD bao gồm số cổ phiếu của Google và các khoản trả khác.

4. Jen Hsun-Huang của NVIDIA - lương một đôla

CEO Jen Hsun-Huang của NVIDIA.
CEO Jen Hsun-Huang của NVIDIA.

CEO của NVIDIA Jen-Hsun Huang cũng nhận mức lương một đôlatrong năm 2010. 2009 là một năm đầy khó khăn đối với NVIDIA, nhưng thay vì sa thải nhân viên, Huang và các thành viên HĐQT của NVIDIA lại quyết định chỉ nhận mức lương tượng trưng này. Năm 2009, ông từng nhận được 4 triệu USD gồm lương và thưởng cổ phiếu.

5. Edward Liddy của AIG - lương một đôla

CEO Edward Liddy của AIG.
CEO Edward Liddy của AIG.

Giám đốc điều hành của tập đoàn AIG - Edward Liddy – cũng nhận mức lương một đôla cho năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, giống như các đồng nghiệp khác trong danh sách này, Liddy vẫn sẽ được nhận các khoản cổ phiếu không công khai và có lẽ số tiền đó sẽ giúp ông chi trả được cho cuộc sống của mình một thời gian dài.

6. Jerry Yang của Yahoo! - lương một USD

CEO Jerry Jang của Yahoo!
CEO Jerry Jang của Yahoo!

Yang lên thay Terry Semel làm CEO của Yahoo và cũng nhận mức lương một đôlamỗi năm. Năm 1994, cùng với David Filo tại Đại học Stanford, Yang đồng sáng lập ra một chương trình tìm kiếm địa chỉ trên mạng với tên gọi: " Jerry and David Guide to the World Wide Web " và sau này phát triển thành Yahoo! Anh chỉ nhận 1 USD, nhưng người kế nhiệm của anh là Carol Bartz thì lại ngược lại, khi chỉ riêng lương cơ bản cho cô đã là hơn 1 triệu USD mỗi năm.

7. Vikram Pandit của Citigroup - lương một USD

Vikram Pandit, CEO của Citigroup.
Vikram Pandit, CEO của Citigroup.

CEO người Ấn Độ của tập đoàn tài chính khổng lồ Citigroup đã nhận mức lương một đôla cho năm 2009 và 2010. Vì những hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng tài chính gây ra, Pandit đã tuyên bố trước HĐQT của Citigroup rằng "lương của tôi sẽ chỉ là một đôlamỗi năm cho đến khi chúng ta có lợi nhuận". Và do vậy, tháng 1/2011, khi Citigroup công bố báo cáo kinh doanh quý thứ tư liên tiếp có lãi, đưa 2010 trở thành năm đầu tiên có lợi nhuận kể từ 2007, ông Pandit đã được tăng lương lên mức 1,75 triệu USD mỗi năm.

Hà Thu

Nguồn: vnexpress.net

nữ doanh nhân thiên thần sắc đẹp

Nữ doanh nhân Thiên Thần Sắc Đẹp

Với phương châm sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, nữ giám đốc Công ty Thiên Thần Sắc Đẹp - Mã Đào Ngọc Bích đã đưa doanh nghiệp mình trở thành địa điểm làm đẹp tin cậy của chị em. Mới đây, chị cũng nhận danh hiệu Doanh nhân VN xuất sắc 2013.

Giải thưởng 'Nữ doanh nhân xuất sắc' được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh những nữ doanh nhân Việt Nam có thành tích cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Năm nay, 100 cá nhân xuất sắc được bình chọn, trong đó có bà Mã Đào Ngọc Bích - Giám đốc Công ty Thiên Thần Sắc Đẹp (với hệ thống Viện chăm sóc da Angel Beauty, Bác sĩ Làn Da và dược mỹ phẩm Skin Doctors).

Nữ doanh nhân Mã Đào Ngọc Bích.

Chia sẻ về những kết quả đạt được, bà Bích nói: "Khi bạn thật tâm làm mọi việc vì lợi ích chung thì mọi người sẽ luôn bên bạn". Năm 2012 với nhiều khó khăn nhưng công ty TNHH Thiên Thần Sắc Đẹp do nữ doanh nhân Mã Đào Ngọc Bích chèo lái đã vững vàng vượt qua mọi thách thức, đảm bảo việc làm cho người lao động, có mức tăng trưởng ổn định, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

Theo bà, hoạt động trong lĩnh vực thẫm mỹ nếu quan tâm đến làn da, vóc dáng của khách hàng thôi chưa đủ. 'Mỗi doanh nghiệp cần quan tâm đến môi trường sống, công việc, chế độ dinh dưỡng, nghĩ ngơi của khách hàng để hiểu rõ nguyên nhân của những vấn đề về da, vóc dáng thì khi điều trị mới có phương pháp, lời khuyên giúp mang lại hiệu quả cao nhất', bà nói.

Song song giải 'Bông hồng vàng', nữ doanh nhân Mã Đào Ngọc Bích còn nhận giải thưởng Bàn tay vàng. Chương trình nhằm tôn vin sản phẩm dịch vụ chất lượng hoàn hảo vì sức khỏe, sắc đẹp thời trang (Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật- VUSTA, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa VN - VINASME, Hiệp hội thực phẩm chức năng VN, Hiệp hội người mẫu VN bảo trợ và ủng hộ).

Phương Thảo

Nguồn: vnexpress.net

đại gia chứng khoán giải tán công ty

Đại gia chứng khoán giải tán công ty

Rất khó khăn để ra quyết định giải thể doanh nghiệp sau 7 năm gắn bó, Chủ tịch Chứng khoán Âu Việt Đoàn Đức Vịnh cho biết ông không hề hối tiếc.
> Chứng khoán Âu Việt có thể đóng cửa
> Quý III, AVS ước lỗ 20 tỷ đồng

Chủ tịch Chứng khoán Âu Việt - Đoàn Đức Vịnh. Ảnh: AVS
Chủ tịch Chứng khoán Âu Việt - Đoàn Đức Vịnh. Ảnh: AVS

Công ty cổ phần Chứng khoán Âu Việt vừa công bố ngày chốt danh sách họp đại hội cổ đông 2012 với nội dung quan trọng là xem xét việc giải thể. Trao đổi với VnExpress.net trưa nay, Chủ tịch Công ty cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVSC, mã: AVS), ông Đoàn Đức Vịnh chia sẻ, hiện tại cổ đông nội bộ đã nắm trên 85% cổ phiếu và sẵn sàng cho việc giải thể công ty.

Trong buổi đại hội cổ đông sắp tới, Âu Việt sẽ tiến hành rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán, chỉ để lại mảng đầu tư để để giải quyết nốt những cổ phiếu đang niêm yết, chia tiền cho nhà đầu tư. Phần còn lại, Chủ tịch Âu Việt sẽ thỏa thuận mua lại với giá hợp lý.

Tuy nhiên, hiện tại mức giá ra sao vẫn chưa được ông Vịnh tiết lộ do phải chờ kết quả từ báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012. Trong thời gian tới, Chứng khoán Âu Việt sẽ rút 4 nghiệp vụ bao gồm môi giới, bảo lãnh phát hành, lưu ký và tư vấn đầu tư chứng khoán.

Chủ tịch Chứng khoán Âu Việt nói thêm, hiện công ty vẫn còn 158 tỷ đồng tiền mặt gửi trong ngân hàng, những nhân viên đang làm việc cho tới thời điểm giải thể sẽ được giải quyết êm đẹp về các chế độ, chính sách, thủ tục pháp lý. Về lương, thưởng Tết 2013, 'công ty đã trả lương tháng thứ 13 cho nhân viên, tuy nhiên thưởng Tết Âm lịch năm nay là không có', ông Vịnh khẳng định.

Hơn 10 năm theo nghề chứng khoán, 7 năm gắn bó với Chứng khoán Âu Việt, vị Chủ tịch cho biết không hề hối tiếc khi phải nói lời chia tay, bỏ dở cuộc chơi. 'Chứng khoán đã cho tôi nhiều bạn bè, tăng thêm hiểu biết về kinh tế vĩ mô, cho tôi biết đắng cay là gì, thua trận là gì, cũng cho tôi biết cảm giác lời lãi, được-mất ra sao, tóm lại thì vẫn có lợi nhuận, nhưng nó quá vất vả so với công sức mình bỏ ra', ông Vịnh tâm sự.

Ngoài ra, ông cũng chia sẻ, hiện tại thị phần môi giới ở Việt Nam có 10 'ông lớn', họ đã chiếm hết 'cửa' rồi, còn những 'ông nhỏ' là các công ty chứng khoán khác hoạt động rất tốn kém, chưa kể nếu quản trị không tốt còn gây tốn tiền, sức khỏe và mang rủi ro đến các cổ đông cùng ban lãnh đạo. Như vậy, Chứng khoán Âu Việt sẽ là người tiên phong trong việc đóng cửa hoạt động, đồng nghĩa việc giảm bớt áp lực cho các cơ quan chức năng.

Ngày 20/3 sắp tới, Chứng khoán Âu Việt sẽ tiến hành buổi đại hội cổ đông thường niên cuối cùng. Đóng cửa phiên sáng ngày 11/1, thị giá AVS tăng kịch trần, lên 3.800 đồng một cổ phiếu. Tính đến 30/9/2012, vốn chủ sở hữu công ty là 216 tỷ đồng, như vậy, giá trị sổ sách AVS đạt khoảng 6.000 đồng một cổ phiếu.

Ông Vịnh hiện nắm hơn 5 triệu cổ phiếu AVS, tỷ lệ sở hữu 14% vốn điều lệ công ty. Nếu tính theo giá đóng cửa phiên ngày 11/1, tổng giá trị tài sản của ông Vịnh tương đương 19 tỷ đồng. Ngoài ra, vợ ông, bà Vũ Thị Thanh Thủy, cũng vừa mua thêm 1,5 triệu cổ phiếu AVS hồi tháng 9/2012, nâng tổng lượng nắm giữ lên 10,6 triệu cổ phiếu, giá hơn 40 tỷ đồng, tương đương 29,5% vốn điều lệ của Chứng khoán Âu Việt.

Công ty Chứng khoán Âu Việt được thành lập từ năm 2007 với vốn điều lệ 360 tỷ đồng. Theo giới thiệu ở website công ty, Âu Việt từng mong muốn trở thành một trong những công ty hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam, với dịch vụ xuất sắc nhất trong lĩnh vực tái cấu trúc công ty, mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

Cổ phiếu AVS chính thức giao dịch tại sàn Hà Nội từ ngày 22/4/2010, giá bình quân 14.500 đồng. Thời điểm đó, Chứng khoán Âu Việt là công ty kinh doanh chứng khoán thứ 10 tham gia niêm yết, tổng khối lượng đạt 36 triệu cổ phiếu. Năm 2011, công ty đã lỗ gần 41 tỷ đồng nhưng vẫn còn 156,6 tỷ đồng tiền mặt gửi ngân hàng. Sang quý III/2012, công ty lỗ tiếp 20,34 tỷ đồng, lũy kế lợi nhuận 9 tháng cũng âm 9,27 tỷ đồng.

Tường Vi

Nguồn: vnexpress.net

đại gia chứng khoán xin lỗi cổ đông trước giờ giải thể

Đại gia chứng khoán xin lỗi cổ đông trước giờ giải thể

Trước thềm đại hội cổ đông cuối cùng chiều nay, Chủ tịch Công ty Chứng khoán Âu Việt Đoàn Đức Vịnh chia sẻ với VnExpress sự nuối tiếc cũng như bài học đau đớn rút ra sau 7 năm gắn bó với nghiệp chứng khoán.
> Đại gia chứng khoán giải tán công ty
> AVS: Đền bù lãnh đạo 6 tháng lương sau giải thể

Ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch Chứng khoán Âu Việt.
Ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch Chứng khoán Âu Việt.

- Tâm trạng của ông trước đại hội cổ đông chiều nay thế nào?

- Chứng khoán đã gắn bó với tôi suốt 7 năm trời trong công việc kinh doanh, đời thường, ngôn từ và hành vi cuộc sống. Đưa ra quyết định giải thể Chứng khoán Âu Việt là do các cổ đông lớn, Hội đồng quản trị chúng tôi đã suy nghĩ kỹ, đã quyết và không có đường trở lại. Việc kinh doanh của cá nhân tôi và các thành viên Hội đồng quản trị vẫn còn nhiều liên đới tới chứng khoán. Có cơ hội đầu tư thì sẵn sàng vào cuộc, đó là niềm đam mê của mọi nhà đầu tư.

- Quá trình giải thể hiện được thực hiện đến đâu thưa ông ?

- Lập công ty chứng khoán khó một, đóng cửa công ty lại khó gấp 1.000 lần. Tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của nhà đầu tư phàn nàn về việc chậm trễ tiến hành giải thể, khiến họ lo sợ không thu hồi xong vốn. Thực tế chúng tôi phải thực hiện rất nhiều công đoạn mới giải thể được, chẳng hạn tất toán tài khoản, giải quyết công nợ, thanh lý tài sản, hợp đồng tư vấn và quản lý sổ cổ đông, quyết toán thuế, chưa kể còn phải đóng gói hồ sơ lưu trữ 15 năm. Những việc này hoàn tất xong mới tính đến chuyện chia tài sản.

Tôi xin phép thay mặt công ty gửi lời xin lỗi tới cổ đông vì không làm tròn bổn phận chủ tịch của một công ty chứng khoán. Để công ty thua lỗ nhiều năm, kinh doanh không hiệu quả, nhưng trong bài toán khó này, lời giải của chúng tôi là giải thể càng sớm càng tốt, chắc là đáp số ngắn nhất.

- Sau giải thể công ty, quyền lợi của cổ đông sẽ được giải quyết ra sao?

- Công ty còn khoảng 1.000 cổ đông, trong đó 30 người nằm trong Hội đồng quản trị và nhân viên, chiếm 90% cổ phần. Gần 900 cổ đông nhỏ lẻ ở khắp miền của đất nước, chủ yếu ở Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, và các tỉnh phía Bắc, chiếm chưa tới 10% cổ phiếu niêm yết, mỗi cổ đông nắm giữ vài trăm cổ phiếu.

Chúng tôi đã gửi thư, email, đăng website công ty, gọi điện thoại và thông qua các cơ quan truyền thông về việc ngày 20/3/2013 tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2013 có một số nội dung đặc biệt quan trọng như hủy niêm yết cổ phiếu và tiến tới giải thể công ty. Rất nhiều cổ đông phần vì giữ ít cổ phiếu, phần vì nay đã từ giã sân chơi chứng khoán đi làm công việc khác, quên mất mình là cổ đông của Chứng khoán Âu Việt. Mọi quyền lợi của cổ đông vẫn được giải quyết theo trình tự mà đại hội sắp tới vạch ra.

- Vậy còn nhân viên công ty, họ sẽ làm gì sau khi Âu Việt giải thể?

- Từ năm 2010, Chứng khoán Âu Việt đã định hướng sẽ thu gọn hoạt động kinh doanh cho tới thời điểm đại hội cổ đông 2013. Công ty đưa ra quyết định tổ chức đại hội xin ý kiến hủy niêm yết trên sàn Hà Nội và tiến tới giải thể doanh nghiệp.

Từ lúc công ty có gần 120 nhân sự cho tới thời điểm này còn trên 10 nhân sự, chủ yếu tập trung ở mảng tự doanh và kế toán. Các quyền lợi cho nhân viên đều được giải quyết theo đúng luật lao động, mọi việc diễn ra suôn sẻ không có tranh chấp.

Mỗi nhân viên trước khi nghỉ việc tại Chứng khoán Âu Việt hầu như đã được sắp xếp làm việc ở các đơn vị khác như công ty chứng khoán, ngân hàng và một số doanh nghiệp là đối tác của Âu Việt. Nói chung kẻ đi người ở lại, công ty đã giải thể sau bao năm gắn bó thì sao mà vui được. Tuy nhiên nhân viên Âu Việt cũng không quá buồn vì trong mỗi con người đều có hình ảnh, kỷ niệm của những năm gắn bó với thị trường, với khách hàng, vui có và buồn có. Họ coi Âu Việt là gia đình thứ 2 của mỗi người.

- Với bản thân, ông dự định sẽ làm gì sau khi công ty giải thể?

- Vì quá trình giải thể công ty mới bắt đầu, tôi chưa thể nói sẽ có những dự định gì tiếp theo. Tuy nhiên tài chính và bất động sản vẫn là 2 lĩnh vực tôi gắn bó và sẽ lưu tâm nhiều. Sau Âu Việt, tôi cũng rút ra rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Muốn đầu tư vào lĩnh vực nào trước tiên phải hiểu sâu sắc, phải có chuyên môn, phải có nguồn tài chính vững mạnh và quan trọng nhất là phải biết dừng lòng tham.

Sau 7 năm, tôi thấy rằng để làm được chứng khoán, cần có khả năng phân tích được vĩ mô, vi mô, đưa ra chiến lược đầu tư cho công ty thì cũng phải biết cắt lỗ. Chính vì tham mà không cắt lỗ, dẫn đến nhiều nhà đầu tư cũng chung thuyền như chúng tôi. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, quy mô còn nhỏ so với tiềm năng phát triển nền kinh tế và có những giai đoạn lên -xuống, cơ hội chắc chắn còn rất nhiều cho những ai biết nắm bắt.

Tường Vi

Nguồn: vnexpress.net

nama bank có tổng giám đốc mới

NamA Bank có tổng giám đốc mới

Từ 1/4, ông Trần Ngô Phúc Vũ trở thành CEO của Ngân hàng Nam Á, người tiền nhiệm Trần Anh Tuấn lui về đảm nhiệm vai trò thành viên hội đồng quản trị.
>Ghế nóng CEO liên tục đổi chủ

Thông tin trên được Ngân hàng Nam Á phát ra chiều 1/4. Ông Vũ có 12 năm công tác và giữ các chức vụ trọng yếu tại Sacombank, đồng thời, kiêm nhiều trọng trách của các công ty có vốn đầu tư của Sacombank như Chủ tịch HĐQT công ty chè Hà Giang, Chủ tịch HĐQT công ty chè 1-5… Đầu năm 2013, ông Vũ gia nhập Ngân hàng Nam Á với vai trò Phó tổng giám đốc.

Tân CEO
Tân CEO Trần Ngô Phúc Vũ.

Theo Ngân hàng Nam Á, việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc nhằm củng cố thêm sức mạnh quản trị và lãnh đạo giúp nhà băng phát triển mạnh hơn trong năm 2013. Mục tiêu của NamA Bank là nâng tổng tài sản lên mức 28.000 tỷ đồng, tăng 74,72% so với năm 2012, lợi nhuận trước thuế đạt 400 tỷ đồng.

Tháng 3/2013, Ngân hàng Nam Á đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng trưởng tín dụng 9%. Theo đó, nhà băng này sẽ chú trọng ưu tiên tập trung tín dụng vào các mục đích vay vốn phù hợp với chủ trương của Chính phủ như cho vay mua nhà ở xã hội, cho vay đối với cán bộ nhân viên thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở, phát triển nông nghiệp nông thôn và các lĩnh vực, ngành kinh tế cần ưu tiên hỗ trợ.

Lệ Chi

Nguồn: ebank.vnexpress.net